Hội nghị trực tuyến hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024 và phát động triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi

Thứ hai - 26/08/2024 23:33
Chiều ngày 22/8/2024, Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị trực tuyến Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng thế giới và phát động triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi. Dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bộ Y tế có Bà Đào Hồng Lan – Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đại diện lãnh đạo WHO, UNICEF, các Bộ, Ngành và các điểm cầu trên toàn quốc. Hội nghị với chủ đề năm 2024 “Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Kon Tum có BSCKII. Trần Ái – Phó Giám đốc Sở Y tế cùng đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, có kết nối đến 10 Trung tâm y tế huyện, thành phố, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
 
BSCKII. Trần Ái – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Kon Tum
 
Theo báo cáo của WHO, Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. Ước tính Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu phòng được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. 
Tại Việt Nam hiện có 11 loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do rota vi rút được triển khai trong tiêm chủng mở rộng. Hơn 40 năm qua, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam. Kết quả này góp phần quan trọng trong việc thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, giảm rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc xin dự phòng.

 
Quang cảnh điểm cầu trực tuyến tại Sở Y tế tỉnh Kon Tum
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đào Hồng Lan - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Chương trình Tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam; cung cấp vắc xin miễn phí và được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được, công tác tiêm chủng còn nhiều khó khăn thách thức như tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện trở lại, lây lan và bùng phát. Đặc biệt thời điểm hiện nay, cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan nâng cao trách nhiệm trong triển khai các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có việc triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu, phối hợp xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Ngoài ra, do nguy cơ bùng phát dịch sởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với WHO, UNICEF xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm 2024 với hơn 1,1 triệu liều vắc xin do Chính phủ Australia tài trợ. Chiến dịch sẽ được triển khai tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế tại các quận, huyện có nguy cơ và đang có các ca sởi, dịch sởi. Vắc xin được cung cấp miễn phí cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định. Đối với các tỉnh, thành phố chưa thuộc phạm vi triển khai của Kế hoạch, Bộ Y tế đề nghị phối hợp các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur rà soát, đánh giá, xác định vùng nguy cơ để chuẩn bị, xây dựng kế hoạch tiêm chủng trong trường hợp cần thiết. Để phòng, chống bệnh sởi một cách hiệu quả, ngành y tế khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi mũi 1 ngay khi 9 tháng tuổi.
Cũng tại Hội nghị, Bà Silvia Danailov -Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam cho biết, ý tưởng tiêm chủng vắc xin cho trẻ em được UNICEF bắt đầu thực hiện từ năm 1980 và trong gần 50 năm qua, vắc xin đã góp phần cứu sống 154 triệu người. Việt Nam đã đạt những thành công nhất định trong chiến lược hướng tới loại trừ bệnh sởi, nhưng đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn công tác tiêm chủng tại Việt Nam cũng như đặt ra thách thức trong việc cung ứng vắc xin vào nửa cuối năm 2023.

 
Bạch Vân
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THÔNG BÁO
 
Cau chuyen CDS
 
BỘ PHÁP ĐIỂN
DỊCH VỤ CÔNG
 
Ảnh hoạt động ngành Y tế

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế:

Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay7,873
  • Tháng hiện tại172,041
  • Tổng lượt truy cập6,273,165
Banner dinh duong me va be
 
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

3646/SYT-NVYD

V/v triển khai thực hiện Thông tư số 14/2024/TT-BYT ngày 06/9/2024 của Bộ Y tế

Thời gian đăng: 11/09/2024

lượt xem: 74 | lượt tải:19

3643/SYT-NVYD

V/v tham gia chương trình ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm y học năm 2025

Thời gian đăng: 11/09/2024

lượt xem: 84 | lượt tải:41

451/QĐ-SYT

Quyết định cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 120 | lượt tải:17

452/QĐ-SYT

Quyết định cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đợt 13 năm 2024

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:38

460/QĐ-SYT

Quyết định cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phòng xét nghiệm y khoa Nguyễn Cơ Thạch)

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 77 | lượt tải:15