Tắc ruột do bã thức ăn

Thứ năm - 15/08/2024 03:25
Ngày 7/8, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết người bệnh nhập viện cấp cứu do tắc ruột vì bã thức ăn đã ổn định sức khoẻ. Qua khai thác thông tin của gia đình; trước đó, người bệnh đã ăn cùng lúc 05-06 trái ổi.
Người bệnh A.R (25 tuổi, ở tại Ngok Tem, Kon Plong) vào viện trong tình trạng đau quặn bụng vùng thượng vị và quanh rốn; chướng bụng, có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều, bí trung đại tiện. Sau khi thăm khám và khai thác bệnh sử, thực hiện cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị tắc ruột do bã thức ăn (do ăn ổi). Người bệnh được điều trị truyền dịch + kháng sinh + đặt thông dạ dày hút giảm trướng bụng. Dự phòng tình trạng không đỡ sẽ điều trị ngoại khoa là phẫu thuật lấy bã thức ăn. Sau 2 ngày điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, người bệnh đã cải thiện các triệu chứng đau và đã trung đại tiện, sức khỏe dần ổn định.

 
Người bệnh ổn định sức khỏe, được chăm sóc tại Khoa Ngoại TH
 
BSCKII Trần Văn Hiền, Phó trưởng khoa Ngoại TH cho biết: “Trường hợp này bị tắc ruột chưa đến mức phải phẫu thuật điều trị, tuy nhiên, nếu không được xử lý nhanh, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh”.
Tắc ruột do bã thức ăn gây ra từ các thực phẩm như ổi, chuối rừng khá thường gặp, nhất là ở trẻ em và người già. Ngoài yếu tố do thức ăn không được nghiền nát trước khi di chuyển vào dạ dày và đường tiêu hoá mà còn phụ thuộc vào thói quen ăn, đặc điểm khó tiêu của một số thực phẩm như hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi, măng, ngô, ...
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hằng năm có nhiều bệnh nhân vào viện điều trị tắc ruột do bã thức ăn, nhiều nhất là ăn chuối hột và ổi. Đã có những trường hợp phải phẫu thuật cấp cứu để cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch do tắc ruột sau khi ăn quá nhiều chuối rừng, hạt chuổi bít tắc gần như hoàn toàn đường tiêu hóa của người bệnh.
Bác sỹ khuyến cáo thời điểm ăn, loại thực phẩm và thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ, hay gặp nhất là khi ăn trứng vịt lộn; là một trong những nguyên nhân gây tắc ruột. Vì thế, để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý cách ăn uống, thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ... Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, không ăn cùng lúc quá nhiều thực phẩm chứa tanin gây khó tiêu (hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi) và hàm lượng chất xơ cao, nhất là những người có tiền sử bệnh lý răng miệng, bệnh đường tiêu hoá hay đã phẫu thuật dạ dày, ruột…/.
Hà My
Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THÔNG BÁO
 
Cau chuyen CDS
 
BỘ PHÁP ĐIỂN
DỊCH VỤ CÔNG
 
Ảnh hoạt động ngành Y tế

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế:

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay8,418
  • Tháng hiện tại172,586
  • Tổng lượt truy cập6,273,710
Banner dinh duong me va be
 
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

3646/SYT-NVYD

V/v triển khai thực hiện Thông tư số 14/2024/TT-BYT ngày 06/9/2024 của Bộ Y tế

Thời gian đăng: 11/09/2024

lượt xem: 74 | lượt tải:19

3643/SYT-NVYD

V/v tham gia chương trình ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm y học năm 2025

Thời gian đăng: 11/09/2024

lượt xem: 85 | lượt tải:41

451/QĐ-SYT

Quyết định cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 121 | lượt tải:17

452/QĐ-SYT

Quyết định cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đợt 13 năm 2024

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:38

460/QĐ-SYT

Quyết định cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phòng xét nghiệm y khoa Nguyễn Cơ Thạch)

Thời gian đăng: 08/09/2024

lượt xem: 79 | lượt tải:15